Khi đời sống ngày càng phát triển, việc giải
quyết một chỗ ở đơn
thuần sẽ không còn là mối bận tâm thường trực. Thay vào đó là câu hỏi:
“Ở như thế nào?”.
Khi
đời sống ngày càng phát triển, việc giải
quyết một chỗ ở đơn thuần sẽ
không còn là mối bận tâm thường trực. Thay vào đó là câu hỏi: “Ở như thế
nào?”. Không ít đại gia bỏ phố đã về quê “giấu mình” vào khung cảnh
bình yên, tách khỏi chốn đô thị ồn ào, bụi bặm.
Ba đại gia BĐS hội ngộ trong tù
Bi hài đại gia BĐS hứa hão: Chém gió rồi bỏ trốn
Những kỷ lục của đại gia BĐS dẫn đầu 2013
Xem bài khác trên Vef.vn
Xu hướng sống mới
“Sáng sớm nghe tiếng gà gáy, thức dậy
thấy khoan khoái dễ chịu”, đó là những giây phút thư thái của ông Quang
khi dời thủ đô về quê mua đất xây nhà. Ngôi nhà vườn rộng rãi gần nghìn
mét vuông của ông đủ các loại cây, từ ăn quả tới rau xanh. Trong vườn,
ông thả gần hai chục con gà, ao cá cũng ngót nghét vài trăm co
n. T?? khi
về đây sinh sống, ít ai nghĩ ông từng là một sếp lớn trên Hà Nội.
Cách đây ba năm, thời điểm ông
quyết
định mua đất ở quê xây nhà, mọi người trong gia đình ai cũng bảo ông
“hâm”. Cơ ngơi trên Hà Nội của ông là hai ngôi biệt thự giá hàng chục tỷ
đồng, chưa kể căn hộ cao cấp giữa trung tâm thành phố. Mặc gia đình can
ngăn, ông nhất
quyết tìm
bằng được mảnh đất quê để xây nhà. Ông bảo:
“Chán cảnh chật chội rồi, giờ là lúc cần nghỉ ngơi an dưỡng, sức khỏe
mới là quan trọng”. Thậm chí, lúc đó, bà vợ ông còn ghen bóng ghen gió
sợ ông mua thêm nhà mới cho bồ.
Sống ven đô là phong cách nhiều đại gia đang hướng tới
Sau khi có đất, ông bắt đầu xây nhà, cải
tạo vườn và trồng cây, thả cá. Những ngày cuối tuần, ông giám đốc cùng
vợ xuống đây xắn tay cuốc đất, làm vườn. Lũ trẻ con đứa nào rảnh ông
cũng cho đi theo, không làm được gì thì nghịch đất cho khỏe. “
Mình già
rồi, chỉ làm linh tinh cho vui thôi, chứ toàn thuê người làm hết cả”,
ông nói. Từ khi hợp với cách sống dân dã, ông khỏe hơn nhiều. Hàng ngày
sau giờ làm việc, ông Quang lại về “nhà quê” vui thú điền viên.
Nói về lợi ích khi chuyển nhà phố về
quê, ông Quang chia sẻ: “Cái được nhất vẫn là sức khỏe, cuộc sống bình
yên, đầy cây xanh, chim chóc khiến con người thư thái và bao dung. Con
cái cũng được phát triển tự do, không còn bị nhốt trong mấy những ngôi
nhà ống chật hẹp.”
Những chuyện rời nội thành chật chội, để
về các vùng quê của Hà Nội như Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Mỹ Đức... không
còn hiếm. Cách đây không lâu, giới kinh doanh kháo nhau về chuyện một
ông giám đốc nọ xây nhà ở ven sông Hồng. Khu vườn của ông rộng hơn nghìn
mét vuông như một thiên đường thu nhỏ. Giữa bốn bề cây trái, ngôi biệt
thự nhà vườn mang đậm chất quê. Không gian này còn rất lãng mạn và lý
tưởng cho các dịp kỷ niệm lớn như sinh nhật, ngày cưới... của các thành
viên ngay tại tổ ấm của mình.
Không chỉ vậy, ông còn cho làm thêm vườn
rau, ao cá, đủ cả các loại thực phẩm để phục vụ cho gia đình, bạn bè.
Đặc biệt, hai ngày nghỉ cuối tuần, các gia đình ông có thêm không gian
tiện nghi để tổ chức những bữa tiệc ngoài cùng bạn bè và người thâ
n. T??
đó, trở đi, ông dường như ở ẩn, ít xuất hiện hơn trên thương trường.
Trong một buổi gặp gỡ đồng nghiệp, ông
chia sẻ: “Đã tới lúc nghĩ chuyện an dưỡng, giờ già rồi giao quyền cho
trẻ nó phấn đấu, cứ về nhà là không muốn đi đâu. Bỗng nhiên thêm yêu cây
cá hoa cỏ”.
Không chỉ là nơi tĩnh dưỡng đây là chỗ để gặp gỡ, bạn bè đối tác
Được biết, khu dân cư nhà của ông giám
đốc này ở trước toàn cán bộ, sống khá yên tĩnh. Nhưng gần đây bắt đầu có
hiện tượng cho thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng... Sự pha tạp dần khiến
nhiều lúc ông cảm thấy môi trường sống không còn bình yên như mong
muốn.
Chọn lựa một ngôi nhà ưng ý ven đô để
sinh sống, hàng ngày chạy xe vào làm việc trong nội thành không còn là
xu hướng thịnh hành của riêng người dân Mỹ mà đang được nhiều doanh nhân
thành đạt tại Hà Nội ưa thích. Kết quả khảo sát mới đây của công ty tư
vấn đầu tư bất động sản cho thấy, xu hướng doanh nhân quan tâm tới môi
trường sống ven đô tăng lên rõ rệt.
Điển hình và đáng chú ý nhất trong các
trường hợp “bỏ phố về quê” là chuyện họa sĩ Thành Chương, rời trung tâm
Hà Nội về huyện ngoại thành Sóc Sơn để xây “Việt phủ”. Hay ca sỹ Mỹ Linh
cũng có một ngôi biệt thự nhà vườn ven đô, xa thành phố hơn 40km, nhưng
bù lại, gia đình cô ca sĩ này lại được tận hưởng một cuộc sống có thể
nói là thiên đường dưới mặt đất.
Kiến trúc sư Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ,
xu hướng làm việc tại trung tâm thành phố, sau giờ làm về cư trú, nghỉ
ngơi ở vùng ven đô, vùng ngoại thành ngày càng phổ biến với một bộ phận
dân cư. Họ chấp nhận đi xa một chút nhưng đổi lại họ có cuộc sống dễ
chịu thoải mái hơn, ít ồn ào ít ô nhiễn, được sử dụng thực phẩm sạch và
rõ nguồn gốc an toàn cho sức khỏe.
Thú chơi lắm công phu
Nói là về quê ở ẩn nhưng thực tế, không
ít nhà của các đại gia có giá hàng chục tỷ đồng bởi sự sa hoa và cầu kỳ
về kiến trúc, bài trí. Thú chơi nhà gỗ giả cổ ở Hà Nội nở rộ trong
khoảng 5-6 năm trở lại đây. Để có một căn nhà giả cổ hoàn chỉnh, gia chủ
phải chi tiền tỷ mà mới chỉ đủ tiền mua gỗ thô; thậm chí lên cả chục tỷ
nếu muốn “đồng bộ” hóa để mọi thứ trong căn nhà giả cổ. Vì thế, thú
chơi này không dành cho những người bình thường.
Ông Nguyễn Văn Hạnh - người vừa xây cho
mình một cơ ngơi ở Ba Vì - cho hay đã là nhà vườn thì cần có một diện
mạo riêng, không thể như chiếc hộp nhà phố. Ngôi nhà cổ của ông dựng
bằng toàn bộ gỗ lim, có tuổi đời gần 500 năm, đầy nét chạm trổ hoa văn
tinh xảo
Ngoài đầu tư vào ngôi nhà, khu vườn cũng tốn hàng trăm triệu đồng.
Không chỉ đầu tư vào nhà, ông Hạnh còn
phải dành khá nhiều thời gian, công sức và tiền của để sưu tầm những
loại cây đặc biệt cho khu vườn, như cây thị góc vườn có niên đại trăm
năm tuổi, được mua hơn bốn trăm triệu đồng. Để thể hiện đẳng cấp sành
chơi, ông thuê hẳn một người làm tiểu sành, công viên
bằng những cảnh
sắc xa hoa, lộng lẫy và chăm sóc cây hàng ngày.
“Xây nhà vườn chỉ sợ không có tiền, chứ không bao giờ sợ thừa. Tiền đổ vào nhà vườn lên đến hàng tỷ”, ông nói.
Trong giới chơi nhà giả cổ thường chia
ra làm ba loại: nhà kẻ truyền Bắc bộ, nhà rường Huế, nhà cổ Nam bộ. Mỗi
loại nhà lại tượng trưng cho một kiến trúc và văn hóa riêng. Có nhà giá
lên tới hàng chục tỷ đồng.
Ngoài nhà cổ, một số đại gia khác còn có
thú săn lùng nhà sàn cổ làm nơi nghỉ dưỡng. Thông thường, để tìm mua
được một ngôi nhà ưng ý giữ được đầy đủ nét văn hóa dân tộc, họ thường
lên các bản người dân tộc ở Hòa Bình, Tuyên Quang. Sau cuộc ngã giá, họ
cũng phải tốn hàng tỷ đồng trong việc tháo dỡ, vận chuyển và thuê người
lắp đặt ở dưới xuôi. Để hoàn thành một ngôi nhà theo đúng tiêu chí của
người dân tộc có khi mất tới một năm.
Thời gian gần đây, người dân TP. Bắc
Giang bàn tán xôn xao về ngôi nhà được làm hoàn toàn
bằng gỗ Sưa đỏ rất
quý hiếm. Chủ nhà cho hay, mua khung nhà từ một người bạn với giá 350
triệu đồng, nhưng lúc thi công, thợ phát hiện ra căn nhà được làm hoàn
toàn
bằng gỗ sưa đỏ. Có người đã tìm đến trả giá 50 tỷ đồng.
Theo ông Nguyễn Thành Trung, một người
chuyên về thiết kế biệt thự, nhà vườn cho hay, những ngôi nhà sản cổ ưng
ý tuổi đời hàng trăm năm hiện nay có giá rất cao. Giá trị ngôi nhà được
dựa theo tiêu chí gỗ, kiến trúc và niên đại của ngôi nhà. Hiện, ở khu
vực miền núi phía Bắc đã gần như hết những ngôi nhà như vậy, bây giờ nó
bị "săn" lùng ráo riết nên phải vào các vùng xa xôi, hẻo lánh, thậm chí
sang giáp biên giới Lào mới tìm mua được.
Theo KTS Nguyễn Sỹ Triệu, biệt thự nhà
vườn một vài năm trở lại đây trở thành xu hướng nghỉ ngơi tĩnh dưỡng của
những gia đình có điều kiện, phong cách chung của những căn biệt thự
vườn này thường nghiêng về tính chất dân giã để có thể cảm nhận hết
những dự vị mộc mạc của thôn quê.
Giá trị của một ngôi nhà vườn không chỉ
nằm ở bản thân ngôi nhà mà còn thể hiện ở những không gian phụ trợ được
thiết kế đúng cách và đẹp mắt tạo thành một tổng thể kiến trúc hoàn hảo,
hài hoà đến từng chi tiết, bất cứ nơi nào cũng có những ấn tượng đặc
biệt, tạo cảm giác thích thú cho người sử dụng.
Ông Triệu cho hay: “Những người làm biệt
thự nhà vườn họ rất quan tâm đến phong thủy, lắm ông còn tỉ mỉ xem từng
loại cây, khúc gỗ có hợp với mạng của mình không. Vật liệu xây nhà cũng
toàn là hàng hiếm, chỉ cần sơ sảy là có thể bị đền bù cho họ hàng trăm
triệu đồng”
Trong cuộc sống hiện nay, về quê ở ẩn là
một nhu cầu chính đáng để hưởng cuộc sống trong lành và sức khỏe đảm
bảo. Tuy nhiên, việc quá coi trọng những ngôi nhà một cách cầu kỳ lại
trở thành một trò phô trương khoe của.
Duy Anh
Kinh hoàng công nghệ muối hành... siêu tốc
Campuchia sản xuất ôtô điều khiển từ xa, Việt Nam giật mình
Rét đậm, giá rau vọt tăng gấp 4 lần
Giả danh khách sộp, lừa đảo bó
rau muống của tiểu thương
Dương Chí Dũng còn cửa nào thoát án tử?
Bộ trưởng Đinh La Thăng mới trảm được 'tốt'
Những thương hiệu thịt chó đất Bắc mềm lòng dân nhậu
Thương lái TQ thu mua cả lá khoai lang, cây huyết đằng
Nguồn bài viết : Trận gà chọi hay